Đa dạng sinh học là điều cần thiết cho sức khỏe và hạnh phúc của con người, góp phần làm cho kinh tế thịnh vượng, thúc đẩy sự phát triển cá nhân và tập thể cho xã hội loài người.
Lựa chọn chủ đề năm 2022
Lần đầu tiên được thành lập bởi Ủy ban thứ hai của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào cuối năm 1993, ngày 29 tháng 12 được chọn là Ngày Quốc tế đa dạng sinh học. Sau đó, vào tháng 12 năm 2000, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc kỷ niệm việc thông qua văn bản của Công ước vào ngày 22 tháng 5 năm 1992 đã tuyên bố ngày 22 tháng 5 hằng năm là Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (IDB) với mục đích tăng cường sự hiểu biết và nhận thức của con người về các vấn đề đa dạng sinh học.
Đa dạng sinh học đến nay vẫn là thách thức cho sự phát triển bền vững. Đây cũng chính là nền tảng của sự sống mà chúng ta có thể xây dựng và khắc phục bằng các giải pháp tối ưu dựa trên những điều kiện của thiên nhiên khí hậu, các vấn đề sức khỏe, an ninh lương thực, nguồn nước và sinh kế bền vững,
Mới đây, Ban Thư ký Công ước đa dạng sinh học đã tuyên bố chủ đề Ngày Đa dạng sinh học năm 2022 là: "Xây dựng một tương lai chung cho tất cả sự sống".
Năm nay, khẩu hiệu với mục đích tiếp tục xây dựng, tạo động lực và hỗ trợ trong khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu sẽ được thông qua tại Hội nghị Đa dạng sinh học của Liên Hợp Quốc sắp tới COP15.
Nỗ lực bảo tồn và gìn giữ giống loài
Đa dạng sinh học là điều cần thiết cho sức khỏe và hạnh phúc của con người, góp phần làm cho kinh tế thịnh vượng, thúc đẩy sự phát triển cá nhân và tập thể cho xã hội loài người.
Việt Nam là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học cao, đặc biệt là đa dạng về loài. Theo báo cáo quốc gia lần thứ 6 đối với Công ước đa dạng sinh học (2019), Việt Nam có khoảng 51.400 loài sinh vật được xác định, bao gồm: khoảng 7.500 chủng vi sinh vật; khoảng 20.000 loài thực vật trên cạn và dưới nước; khoảng 10.900 loài động vật trên cạn; khoảng 2.000 loài động vật không xương sống và cá nước ngọt; và hơn 11.000 loài sinh vật biển khác. Hàng năm, nhiều loài mới tiếp tục được phát hiện, nối dài danh lục các loài hiện có ở Việt Nam.
Trong thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã xây dựng và tích cực thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học. Đối với hoạt động bảo tồn loài, bên cạnh vai trò của các cơ quan chính phủ cũng có sự đóng góp từ khu vực ngoài nhà nước như: các tổ chức phi chính phủ, tổ chức phát triển và cộng đồng.
Nhiều hoạt động bảo tồn loài tại chỗ được chính phủ phê duyệt như: Đề án tổng thể bảo tồn voi ở Việt Nam (2013-2020); Chương trình quốc gia bảo vệ hổ (2014 – 2022); Kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn các loài linh trưởng của Việt Nam đến 2025, tầm nhìn đến 2030; Chương trình bảo tồn các loài rùa nguy cấp của Việt Nam đến 2025, tầm nhìn đến 2030; Nhiều địa phương đã chủ động xây dựng các chương trình/kế hoạch bảo tồn loài trên địa bàn như Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Kon Tum, Quảng Nam, Thanh Hoá…
22 hành động vì đa dạng sinh học
Ngày Quốc tế đa dạng sinh học được công nhận và thống nhất bởi một liên minh các nhà lãnh đạo chính trị, xã hội, cộng đồng doanh nghiệp, người dân và cộng đồng trên toàn thế giới. Việc mà chúng ta cần làm ngay bây giờ là cùng hành động để hướng đến tương lai, làm thay đổi thế giới bằng những tín hiệu tích cực cho thế hệ mai sau.
1. Dọn dẹp một khu vực xung quanh bạn
2. Tham gia các dự án khôi phục hệ sinh thái
3. Tôn trọng các loài động vật khi tham quan
4. Giúp đỡ các loài động vật
5. Ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh zoonotic từ động vật
6. Tham gia các dự án trồng cây xanh
7. Tiêu dùng có trách nhiệm, hạn chế tối đa phát sinh chất thải sinh hoạt, tích cực sử dụng vật dụng tái chế
8. Tiết kiệm năng lượng, tắt đèn và các thiết bị điện khi không sử dụng đến
9. Chia sẻ, quyên góp cho các tổ chức từ thiện những vật dụng không sử dụng đến
10. Mua bán, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.
11. Kêu gọi không hút thuốc lá
12. Xây dựng không gian sống xanh
13. Kêu gọi các nhà máy, cơ sở sản xuất không xả chất thải hoá học ra môi trường
14. Thay đổi một thói quen tiêu cực đối thói quen sử dụng nhựa dùng một lần
15. Yêu cầu doanh nghiệp tìm nguồn có trách nhiệm
16. Giảm thiểu chất thải
17. Tìm hiểu về an toàn sinh học
18. Hỗ trợ, ửng hộ các công ty sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường
19. Hỗ trợ các tổ chức môi trường hoạt động
20. Nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học
21. Kêu gọi mọi người cùng hành động
22. Kỷ niệm Ngày Đa dạng sinh học
Với chủ đề năm 2022 "Xây dựng một tương lai chung cho mọi sự sống" thì việc lan toả và kêu gọi cộng đồng cùng chung tay hành động ngay hôm nay là điều vô cùng cần thiết.
Lần đầu tiên được thành lập bởi Ủy ban thứ hai của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào cuối năm 1993, ngày 29 tháng 12 được chọn là Ngày Quốc tế đa dạng sinh học. Sau đó, vào tháng 12 năm 2000, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc kỷ niệm việc thông qua văn bản của Công ước vào ngày 22 tháng 5 năm 1992 đã tuyên bố ngày 22 tháng 5 hằng năm là Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (IDB) với mục đích tăng cường sự hiểu biết và nhận thức của con người về các vấn đề đa dạng sinh học.
Đa dạng sinh học đến nay vẫn là thách thức cho sự phát triển bền vững. Đây cũng chính là nền tảng của sự sống mà chúng ta có thể xây dựng và khắc phục bằng các giải pháp tối ưu dựa trên những điều kiện của thiên nhiên khí hậu, các vấn đề sức khỏe, an ninh lương thực, nguồn nước và sinh kế bền vững,
Mới đây, Ban Thư ký Công ước đa dạng sinh học đã tuyên bố chủ đề Ngày Đa dạng sinh học năm 2022 là: "Xây dựng một tương lai chung cho tất cả sự sống".
Năm nay, khẩu hiệu với mục đích tiếp tục xây dựng, tạo động lực và hỗ trợ trong khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu sẽ được thông qua tại Hội nghị Đa dạng sinh học của Liên Hợp Quốc sắp tới COP15.
Nỗ lực bảo tồn và gìn giữ giống loài
Đa dạng sinh học là điều cần thiết cho sức khỏe và hạnh phúc của con người, góp phần làm cho kinh tế thịnh vượng, thúc đẩy sự phát triển cá nhân và tập thể cho xã hội loài người.
Việt Nam là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học cao, đặc biệt là đa dạng về loài. Theo báo cáo quốc gia lần thứ 6 đối với Công ước đa dạng sinh học (2019), Việt Nam có khoảng 51.400 loài sinh vật được xác định, bao gồm: khoảng 7.500 chủng vi sinh vật; khoảng 20.000 loài thực vật trên cạn và dưới nước; khoảng 10.900 loài động vật trên cạn; khoảng 2.000 loài động vật không xương sống và cá nước ngọt; và hơn 11.000 loài sinh vật biển khác. Hàng năm, nhiều loài mới tiếp tục được phát hiện, nối dài danh lục các loài hiện có ở Việt Nam.
Trong thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã xây dựng và tích cực thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học. Đối với hoạt động bảo tồn loài, bên cạnh vai trò của các cơ quan chính phủ cũng có sự đóng góp từ khu vực ngoài nhà nước như: các tổ chức phi chính phủ, tổ chức phát triển và cộng đồng.
Nhiều hoạt động bảo tồn loài tại chỗ được chính phủ phê duyệt như: Đề án tổng thể bảo tồn voi ở Việt Nam (2013-2020); Chương trình quốc gia bảo vệ hổ (2014 – 2022); Kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn các loài linh trưởng của Việt Nam đến 2025, tầm nhìn đến 2030; Chương trình bảo tồn các loài rùa nguy cấp của Việt Nam đến 2025, tầm nhìn đến 2030; Nhiều địa phương đã chủ động xây dựng các chương trình/kế hoạch bảo tồn loài trên địa bàn như Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Kon Tum, Quảng Nam, Thanh Hoá…
22 hành động vì đa dạng sinh học
Ngày Quốc tế đa dạng sinh học được công nhận và thống nhất bởi một liên minh các nhà lãnh đạo chính trị, xã hội, cộng đồng doanh nghiệp, người dân và cộng đồng trên toàn thế giới. Việc mà chúng ta cần làm ngay bây giờ là cùng hành động để hướng đến tương lai, làm thay đổi thế giới bằng những tín hiệu tích cực cho thế hệ mai sau.
1. Dọn dẹp một khu vực xung quanh bạn
2. Tham gia các dự án khôi phục hệ sinh thái
3. Tôn trọng các loài động vật khi tham quan
4. Giúp đỡ các loài động vật
5. Ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh zoonotic từ động vật
6. Tham gia các dự án trồng cây xanh
7. Tiêu dùng có trách nhiệm, hạn chế tối đa phát sinh chất thải sinh hoạt, tích cực sử dụng vật dụng tái chế
8. Tiết kiệm năng lượng, tắt đèn và các thiết bị điện khi không sử dụng đến
9. Chia sẻ, quyên góp cho các tổ chức từ thiện những vật dụng không sử dụng đến
10. Mua bán, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.
11. Kêu gọi không hút thuốc lá
12. Xây dựng không gian sống xanh
13. Kêu gọi các nhà máy, cơ sở sản xuất không xả chất thải hoá học ra môi trường
14. Thay đổi một thói quen tiêu cực đối thói quen sử dụng nhựa dùng một lần
15. Yêu cầu doanh nghiệp tìm nguồn có trách nhiệm
16. Giảm thiểu chất thải
17. Tìm hiểu về an toàn sinh học
18. Hỗ trợ, ửng hộ các công ty sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường
19. Hỗ trợ các tổ chức môi trường hoạt động
20. Nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học
21. Kêu gọi mọi người cùng hành động
22. Kỷ niệm Ngày Đa dạng sinh học
Với chủ đề năm 2022 "Xây dựng một tương lai chung cho mọi sự sống" thì việc lan toả và kêu gọi cộng đồng cùng chung tay hành động ngay hôm nay là điều vô cùng cần thiết.