Thông tin chung

Viện Hóa học (Institute of Chemistry, ICH) trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Vietnam Academy of Science and Technology, VAST) được thành lập theo Quyết định số 230/CP ngày 16/09/1978 của Hội đồng Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

* Tên cơ quan : Viện Hóa học
* Tên cơ quan chủ quản : Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
* Tên giao dịch quốc tế: Institute of Chemistry
* Tên viết tắt : ICH
* Tên cơ quan thành lập : Chính phủ
* Ngày thành lập : 16/09/1978
* Trụ sở chính : Nhà A18, số 18 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội
* Điện thoại: 0243.756.4312              Fax: 0243.836.1283
* Website: vienhoahoc.ac.vn

Ban lãnh đạo

- Viện trưởng: GS.TS. NCVCC. Ngô Quốc Anh

- Phó Viện trưởng:

  • PGS. TS. NCVCC. Hoàng Mai Hà
  • PGS. TS. NCVCC. Đoàn Thị Mai Hương
  • TS. NCVCC. Nguyễn Hoài Nam
  • PGS. TS. NCVCC. Đỗ Hữu Nghị
  • PGS. TS. NCVCC. Phạm Thị Hồng Minh
  • PGS. TS. NCVCC. Phạm Minh Quân
  • TS. NCVC. Trần Quang Vinh

Chức năng và nhiệm vụ

1. Chức năng:

Viện Hóa học thực hiện chức năng nghiên cứu cơ bản, điều tra cơ bản, phát triển và chuyển giao công nghệ, sản xuất thử, hợp tác quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực hóa học và các lĩnh vực khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

2. Nhiệm vụ:

  • Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về hóa học làm cơ sở cho việc phát triển các hướng công nghệ mới.
  • Nghiên cứu tổng hợp, bán tổng hợp các hợp chất hữu cơ, vô cơ ứng dụng trong y-dược, công nghiệp, nông nghiệp, môi trường, năng lượng và an ninh quốc phòng.
  • Nghiên cứu cơ bản, điều tra, phát hiện, khai thác bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý các hợp chất thiên nhiên từ sinh vật trên cạn, dưới nước, vùng ngập mặn, vùng ven biển, xa bờ và các lĩnh vực khác có liên quan.
  • Nghiên cứu nguồn tinh dầu, hương liệu, lipid, và tinh chế các đơn chất quý từ nguyên liệu thiên nhiên sử dụng cho các ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm và xuất khẩu.
  • Nghiên cứu hóa sinh phân tử trong lĩnh vực đa dạng sinh học và các lĩnh vực có liên quan.
  • Nghiên cứu phát triển các kỹ thuật tiên tiến trong thử nghiệm hoạt tính sinh học và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực hóa học và các lĩnh vực khác có liên quan.
  • Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ then chốt của Cách mạng Công nghiệp 4.0 vào nghiên cứu cơ bản và phát triển công nghệ mới trong lĩnh vực Hóa học và các lĩnh vực khác có liên quan.
  • Nghiên cứu chế tạo các vật liệu tiên tiến ứng dụng trong lĩnh vực môi trường, năng lượng, quang điện tử, bán dẫn, y sinh, nông nghiệp, an ninh quốc phòng và các lĩnh vực khác có liên quan.
  • Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các phương pháp và thiết bị phân tích trong lĩnh vực hóa học, vật liệu, y sinh, thực phẩm, địa chất và môi trường.
  • Nghiên cứu phát triển công nghệ, kỹ thuật và chế tạo thiết bị trong các lĩnh vực Hóa học, phục vụ cho các ngành công nghiệp dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, nông nghiệp, bảo vệ môi trường và các lĩnh vực khác có liên quan.
  • Sản xuất thử các sản phẩm từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong các lĩnh vực y-dược, công nghiệp, nông nghiệp, môi trường và năng lượng.
  • Nghiên cứu phát triển, tiếp nhận, làm chủ và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực hóa học và các lĩnh vực khác có liên quan.
  • Cung ứng dịch vụ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực hoá học và các lĩnh vực khác có liên quan.
  • Tham gia thẩm định trình độ công nghệ, xét duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật các công trình, dự án của Nhà nước, địa phương và của các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
  • Đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao trong lĩnh vực hóa học và các lĩnh vực khác có liên quan.
  • Hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực hóa học và các lĩnh vực khác có liên quan.
  • Quản lý về tổ chức, bộ máy, tài chính, tài sản; quản lý và sử dụng viên chức, người lao động của đơn vị theo quy định của pháp luật và của Viện Hàn lâm.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Viện Hàn lâm giao.

Cơ cấu tổ chức

- Các phòng chuyên môn:

(1). Phòng Công nghệ Vật liệu polyme

(2). Phòng Dược liệu biển

(3). Phòng Điện hóa

(4). Phòng Hóa dược

(5). Phòng Hóa học Dị vòng

(6). PHòng Hóa học Lipid và Hóa tin ứng dụng

(7). Phòng Hóa hữu cơ

(8). Phòng Hóa lý bề mặt

(9). Phòng Hóa phân tích

(10). Phòng Hóa sinh môi trường

(11). Phòng Hóa sinh nông nghiệp và Tinh dầu

(12). Phòng Hóa sinh phân tử

(13). Phòng Hóa vô cơ - Hóa lý

(14). Phòng Hoạt chất sinh học

(15). Phòng Hợp chất thiên nhiên và Bảo vệ môi trường

(16). Phòng Nghiên cứu cấu trúc

(17). Phòng Nghiên cứu sinh vật biển

(18). Phòng Sinh học thực nghiệm

(19). Phòng Tổng hợp hữu cơ

(20). Phòng Vật liệu tiên tiến

(21). Trung tâm Nghiên cứu và phát triển thuốc

(22). Trung tâm Phát triển sản phẩm thiên nhiên và Công nghệ - Thiết bị

(23). Trung tâm Phổ Cộng hưởng từ hạt nhân

- Đơn vị quản lý nghiệp vụ: Phòng Quản lý tổng hợp

Lực lượng cán bộ

Tính đến nay, Viện Hóa học có 278 cán bộ, viên chức, trong đó có 169 cán bộ trong chỉ tiêu biên chế được Nhà nước giao; 05 GS, 25 PGS, 125 TS, 82 ThS và các cán bộ, viên chức có trình độ đại học, cao đẳng và công nhân kỹ thuật. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng hầu hết các cán bộ viên chức của Viện rất tích cực, nỗ lực nghiên cứu khoa học giúp Viện hoàn thành nhiệm vụ.

Nhìn chung, cơ cấu tổ chức của Viện là khá ổn định, hoàn chỉnh và đồng bộ; lực lượng cán bộ có trình độ cao khá đông và đều trên hầu hết các lĩnh vực. Lực lượng cán bộ trình độ cao luôn là thế mạnh của Viện trong thời gian qua (so với các đơn vị nghiên cứu và triển khai cũng như các trường đại học trong cả nước).
Trong những năm gần đây, Viện luôn luôn quan tâm đến việc đào tạo cán bộ có trình độ cao (Tiến sỹ, Thạc sỹ) cho các đơn vị của mình cũng như phục vụ chung cho đất nước. Các đơn vị trong Viện còn cử nhiều cán bộ trẻ của mình đi đào tạo tại nước ngoài nhằm bổ sung lực lượng cán bộ trình độ cao. 

Hoạt động thường xuyên của đơn vị

- Thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trong lĩnh vực hóa học và các lĩnh vực khác có liên quan.

- Thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa học và các lĩnh vực khác có liên quan.

- Thực hiện một số dịch vụ khoa học công nghệ.

Bài viết khác: