1. Dự trọng điểm cấp Viện Hàn lâm KH và CN Việt Nam: “Nghiên cứu và phát triển các hệ vật liệu tổ hợp tiên tiến phục vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ” do GS.TS. Nguyễn Văn Tuyến làm chủ nhiệm, thực hiện trong 3 năm (2018-2020).

- Dự án đặt ra 3 mục tiêu chính gồm: Chế tạo được các vật liệu chống cháy và chữa cháy tiên tiến từ nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước; Xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất các vật liệu chống cháy và chữa cháy tiên tiến, có hiệu quả cao, phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ; Chế tạo được các sản phẩm chống cháy, chữa cháy và cứu hộ đạt tiêu chuẩn.

- Kết quả đạt được của dự án: Chế tạo thành công các sản phẩm bình bột chữa cháy vô cơ và bình bột chữa cháy vô cơ-hữu cơ; Chế tạo thành công sản phẩm xốp chống cháy làm vách ngăn; Chế tạo thành công cáp thuê bao đôi sợi quang chống cháy; Chế tạo thành công các sản phẩm công cụ bảo hộ có khả năng chống cháy cho lính cứu hỏa

- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của dự án: thúc đẩy nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy; Tạo điều kiện khích lệ các nhà khoa học tại Viện đi sâu nghiên cứu về lĩnh vực vật liệu phòng cháy chữa cháy - vấn đề đang rất báo động hiện nay; Góp phần phát huy hiệu quả thông qua việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ vào lĩnh vực phòng cháy chữa cháy.

- Ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội của dự án: Việc nghiên cứu và thử nghiệm thành công các công cụ phòng cháy chữa cháy giúp phòng ngừa các vụ hỏa hoạn và dập tắt các đám cháy hiệu quả, hạn chế được thiệt hại về người và tài sản; Việc nghiên cứu và chế tạo thành công các dụng cụ phòng cháy chữa cháy cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, phục vụ thiết thực cho đời sống, bảo đảm an toàn cho người dân.

 
Chuachay1 Chuachay2

Thử nghiệm khả năng dập cháy

Chuachay3 Chuachay4
 
Chế tạo thành công sản phẩm xốp chống cháy làm vách ngăn
 
Chuachay5 Chuachay6

Chế tạo thành công cáp thuê bao đôi sợi quang chống cháy

Chuachay7

Mũ bảo hộ

Chuachay8

Ủng bảo hộ

Chuachay9

Mặt nạ

Chuachay10

Găng tay

Chế tạo thành công các sản phẩm công cụ bảo hộ có khả năng chống cháy cho lính cứu hỏa

2. Bài báo khoa học: Synthesis and biological evaluation of novel quinazoline-triazole hybrid compounds with potential use in Alzheimer’s disease. Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters, 2020, 30, 18. Tác giả: Giang Le Nhat Thuy, Tuyen Van Nguyen và CS.

Tóm tắt về công trình nghiên cứu:

Bệnh Alzheimer (AD) là một chứng rối loạn thoái hóa thần kinh đa yếu tố và là một trong những dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất ở người cao tuổi. Ngày nay, hầu hết các phương pháp điều trị AD đều tập trung vào việc ức chế acetylcholinesterase (AChE) để tăng mức độ acetylcholine (ACh) trong các màng cholinergic synapse.

Lớp chất quinazoline được biết đến là các hợp chất có khả năng ức chế enzyme acetylcholinesterase (AChEI) và được sử dụng trong điều trị bệnh Alzheimer (AD). Khung quinazoline đóng vai trò quan trọng trong cho hoạt động AChEI do có tương tác với phần anion xúc tác CAS và anion ngoại vi PAS của AChE. Việc lai ghép các hợp phần có khả năng ức chế AChE như quinazoline và triazole để tạo thành phân tử lai duy nhất hướng tới mục tiêu tăng cường hoạt tính nhằm tìm kiếm các thuốc ức chế cholinesterase an toàn hơn hoặc hoạt động đa mục tiêu là rất cần thiết.

Các hợp chất lai quinazoline – triazole 8-10 đã được tổng hợp có hoạt tính ức chế enzyme AChE, 3 trong số đó có hoạt tính tương đương chất chuẩn donepezil. Đây là các hợp chất tiềm năng để nghiên cứu phát triển thành thuốc điều trị bệnh Alzheimer. Đây là công trình nghiên cứu có ý nghĩa khoa học cao, làm tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn.

Tuy bài báo này là sản phẩm khoa học của nhiệm vụ cấp cơ sở với thời gian thực hiện trong năm 2020 và số kinh phí 60 triệu đồng, nhưng kết quả nghiên cứu này đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học trên thế giới. Tác giả của công trình này được mời làm diễn giả cho nhiều hội thảo khoa học chuyên ngành Alzheimer tại Châu Âu diễn ra vào năm 2021, cũng như tham gia các dự án hợp tác để phát triển hướng nghiên cứu này.

 Baibao1

 Scheme 1: Preparation of anilinoquinazoline–substituted triazole hybrid compounds 8-10. (a) propargyl bromide, Cs2CO3, acetonitrile, rt, 12 h, 97%; (b) NH2OH.HCl, NaOH, MeOH, H2O, rt, 30 min, 95%; (c) Ac2O, reflux, 8 h, 85%; (d) Na2S2O4, H2O, 50-65oC, 4 h, 85%; (e) DMF-DMA, acetic acid, toluene, reflux, 4 h, 80%; (f) amine, acetic acid, toluene, 60oC-110oC, 4 h, 63-70%; (g) azide, DIPEA, CuI, THF, rt, 1-2 days, 65-91%.

 

Baibao2 

Figure 3. Tương tác của các hợp chất  8 9a-b với vị trí hoạt động của AchE ở con người

3. Bằng Độc quyền giải pháp hữu ích: “Quy trình sản xuất phân bón nhả chậm và phân bón nhả chậm thu được từ quy trình này”. Tác giả: Nguyễn Thanh Tùng; Nguyễn Văn Khôi và cộng sự.

Bằng Độc quyền giải pháp hữu ích là kết quả của đề tài KHCN cấp tỉnh Thái Nguyên “Áp dụng tiến bộ kỹ thuật chế tạo một số dạng phân bón nhả chậm ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên” mã số KN - 12 – 2014 chủ nhiệm TS. Nguyễn Thanh Tùng.

- Ý nghĩa về mặt khoa học: Góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển và ứng dụng thực tiễn của phân bón nhả chậm có thời gian nhả chất dinh dưỡng theo chu kỳ sinh trưởng của cây trồng; Giải quyết được một số vấn đề khoa học, công nghệ mới ở mức trình độ tiên tiến quốc tế trong lĩnh vực phân bón ứng dụng trong nông nghiệp công nghệ cao.

- Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Theo Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT mỗi năm, Việt Nam sử dụng khoảng 11 triệu tấn phân bón, trong đó có khoảng 40-60% lượng phân bón mất đi trong các hệ thống canh tác, không những gây lãng phí mà còn làm ô nhiễm môi trường. Như vậy tức là hàng năm có khoảng 5 triệu tấn phân bón được đưa vào môi trường nhưng không phát huy được tác dụng với cây trồng, thậm chí gây ra nguy cơ ô nhiễm; Việc sản xuất các loại phân bón cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng trong thời gian dài, chống rửa trôi, bạc màu, thân thiện môi trường là một mối quan tâm đặc biệt. Một trong những hướng quan trọng nhất có nhiều triển vọng là nghiên cứu và phát triển kỹ thuật nhả chậm trong đó phân bón và các chất dinh dưỡng được bọc trong lớp vỏ polyme. Phân bón và dinh dưỡng được nhả dần cho cây hấp thụ, tránh được hiện tượng rửa trôi, tiết kiệm sức lao động, chi phí sản xuất, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường.

 GPHI1 

- Ý nghĩa đối với kinh tế - xã hội:  Góp phần giải quyết vấn đề cấp thiết trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân bón đang trong tình trạng phải nhập khẩu, chất lượng và hiệu quả không cao, gây ô nhiễm môi trường, tác động tiêu cực tới chất lượng đất và năng suất cây trồng; Có thể áp dụng và hoàn thiện quy trình cho nhiều đối tượng cây trồng, cả lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp với năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế tăng đột biến; Tạo chuyển biến trong lĩnh vực sản xuất phân bón, trồng trọt theo hướng công nghệ cao; Góp phần tận dụng và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên và nhân lực trong nước, tạo việc làm cho người lao động.

 GPHI2 

4. Sản phẩm ứng dụng KHCN:Viên nang cứng CAFETASO, là kết quả của dự án Sản xuất thử nghiệm cấp Viện Hàn lâm KHCNVN “Sản xuất chế phẩm chức năng CAFETASO hỗ trợ điều trị sỏi thận, sỏi mật từ cây cỏ Việt Nam”. Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Quyết Tiến, thời gian thực hiện: 1/2019 – 12/2020 Trong Y học, các phương pháp Tây y và Đông y trong điều trị bệnh sỏi thận và sỏi mật đều được áp dụng. Các thuốc Tây y như: Allopurinol, Pitofenone, …, còn trong Đông y, thuốc được sử dụng khá phổ biến là chế phẩm Kim tiền thảo. Viên nang cứng CAFETASO, được xác định rõ các thành phần hóa học chính của 2 loại dược liệu (lá cà phê chè (Coffea arabica L.) và ngổ trâu (Enhydra fluctuans L.)) và các chỉ tiêu thực phẩm hỗ trợ sức khỏe theo tiêu chí của Bộ Y tế.

 - Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Bệnh sỏi thận là một bệnh khá phổ biến trong xã hội ngày nay, tỷ lệ bệnh nhân sỏi thận vào khoảng 7-10% dân số. Do thu nhập của người dân Việt Nam không cao, nên khả năng điều trị bằng thuốc nhập ngoại hay điều trị Sỏi thận bằng ngoại khoa là một điều rất khó khăn và tốn kém. Nên việc tạo ra sản phẩm mới viên nang cứng CAFETASO giá thành rẻ từ dược liệu thiên nhiên, hỗ trợ điều trị điều trị bệnh sỏi thận là việc làm rất có ý nghĩa về mặt thực tiễn. Hơn 50% số người từng bị sỏi thận sẽ bị tái phát. Đây là vấn đề đáng được lưu tâm vì nếu can thiệp bằng Tây y sẽ gây tổn hại nhiều đến sức khoẻ cho những bệnh nhân khi phải can thiệp phẫu thuật đến lần 2, lần 3. Việc bào chế viên nang cứng CAFETASO sử dụng rộng rãi trong Y học đáp ứng nhu cầu điều trị cho các bệnh nhân sỏi thận và sỏi mật có thể được mở rộng.

- Ý nghĩa đối với kinh tế - xã hội:  Việc triển khai Dự án nhằm kế thừa, phát huy và hiện đại hóa những bài thuốc hay, những kinh nghiệm quý của y học cổ truyền là một trong những cách tiếp cận mới. Ở dạng bào chế mới sẽ giảm chi phí gia công, bảo quản, do vậy vẫn duy trì giá thành hợp lý, phù hợp với thu nhập của đại đa số người dân lao động. Hơn thế nữa, sau khi sản xuất thành công, không những đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong nước mà còn có thể xuất khẩu. Hơn thế nữa, nguồn nguyên liệu thực hiện Dự án được thu mua hoàn toàn từ nguồn thực vật sẵn có ở Việt Nam, một trong các nguyên liệu của sản phẩm CAFETASO là lá cà phê chè một cây Công nghiệp xóa đói giảm nghèo tiến tới làm giàu cho các đồng bào dân tộc miền núi Việt Nam, góp phần tăng thu nhập cho người trồng cà phê, ổn định an ninh trật tự xã hội.

Dự án nhằm phát huy tối đa tiềm năng các bài thuốc dân gian, từng bước phát triển công nghiệp Hóa dược, giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu. Ngoài ra, dự án góp phần đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ các nhà khoa học, các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực đông dược, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ,  v.v… 

Sanpham1 Sanpham2
 

 

Nguồn tin: Viện Hóa học

Bài viết khác: