- Trung tâm NC xuất sắc liên ngành về lĩnh vực các HCTN giữa Việt Nam và Vương quốc Anh
- Phòng Hóa sinh ứng dụng
- Phòng Hóa học xanh
- Phòng Công nghệ các chất có HT sinh học
- Phòng Xúc tác ứng dụng
- Phòng Sinh Dược
- Phòng Hóa Dược
- Phòng Hóa học Steroid và Alkaloid
- Phòng Hoạt chất sinh học
- Phòng Tổng hợp hữu cơ
- Phòng Hóa sinh môi trường
- Phòng Ứng dụng Tin học trong nghiên cứu Hóa học
- Trung tâm các phương pháp phổ ứng dụng
- Phòng Điện hóa ứng dụng
- Phòng Hóa học Bề mặt
- Phòng Hóa Vô cơ
- Phòng Phân tích ứng dụng
- Phòng hóa phân tích
- Phòng Hóa môi trường
- Phòng Công nghệ vật liệu và Môi trường
- Phòng Polyme chức năng và vật liệu Nano
- Phòng Polyme thiên nhiên
- Phòng vật liệu Polyme
- Phòng Nghiên cứu các Hợp chất thiên nhiên
Video
Thông tin hoạt động của phòng Điện hóa ứng dụng
THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG ĐIỆN HÓA ỨNG DỤNG
Phụ trách phòng: PGS.TS. Phan Thị Bình
Điện thoại: 04. 37564333/1163; DĐ: 0912 285 862
Email: ptbinh@ich.vast.ac.vn
Tập thể qua các thời kỳ
Năm 1980: Thành lập với tên gọi “Điện hoá”.
Trưởng tập thể: PGS.TS. Ngô Quốc Quyền
Năm 1989: Thành lập Trung tâm Điện hoá ứng dụng.
Giám đốc: PGS.TS. Ngô Quốc Quyền
Năm 1994: Đổi thành tập thể Điện hoá ứng dụng
Trưởng tập thể: PGS.TS. Ngô Quốc Quyền
Từ 2003 đến nay: Tập thể Điện hóa ứng dụng
Trưởng tập thể: PGS.TS. Phan Thị Bình
Các cán bộ đang công tác tại đơn vị:
STT | Họ và tên | Chức vụ |
1 | Phan Thị Bình | Phụ trách phòng |
2 | Mai Thị Thanh Thuỳ |
|
3 | Trần Hải Yến |
|
4 | Trần Văn Quang |
|
5 | Phạm Thị Tốt |
|
6 | Mai Thị Xuân |
|
1. Lĩnh vực nghiên cứu:
- Nghiên cứu vật liệu tích trữ và chuyển hoá năng lượng: Chế tạo ắc quy khô Pb-PbO2, vật liệu điện cực cài ion (LiMn2O4, LiCuxMn2-xO4, Li4Mn5O12) cho ắc quy Li-ion, vật liệu tích trữ hyđrô AB5 (LaNi5, LaNi4,5Co0,5, LaNi3,87Mn1,13) cho ắc quy Ni-MH, ắc quy Zn-Polyanilin, vật liệu nano PbO2.
- Nghiên cứu bảo vệ ăn mòn kim loại: Nghiên cứu chống ăn mòn của các công trình (cầu Bến Thuỷ, sông Hàn, cảng Tân Thuận), nghiên cứu tính chất điện hoá của chất ức bay hơi bảo vệ sắt thép và khí tài, nghiên cứu về các lớp mạ hợp kim (Zn-Ni, Fe-Si), nghiên cứu bảo vệ ăn mòn sườn cực chì.
- Nghiên cứu điện hoá môi trường: Chế tạo điện cực Sb cho pH- mét, xử lý nước thải chứa Cr6+ và cyanua trên cơ sở điện cực xúc tác điện hoá, chế tạo và ứng dụng vi điện cực trong phân tích điện hoá.
- Tổng hợp các chất hữu cơ có hoạt tính sinh dược học bằng điện hoá học.
- Vật liệu mới: Chế tạo vật liệu màng mỏng nano đa lớp NiCoCu có từ điện trở khổng lồ GMR bằng phương pháp mạ xung.
2. Một số kết quả nổi bật:
Chế tạo điện cực bằng phương pháp luyện vùng cho pH-mét được UBKHKT Nhà nước công nhận là một tiến bộ khoa học và được cấp bằng khen (1982-1985).
Chế tạo ắc quy khô Pb-PbO2 (1986-1987).
Chế tạo vật liệu tích trữ hyđrô AB5 cho ắc quy Ni-MH (1999-2001).
Chế tạo vật liệu nano đa lớp NiCoCu có từ điện trở khổng lồ GMR bằng phương pháp mạ xung (2004-2005).
Chế tạo và ứng dụng vi điện cực để phân tích TNT, DDT, kentan trong môi trường (2002-2006). Chế tạo ắc quy Zn – polyanilin (2006-2007). Tổng hợp 2 chất mới Benzopyran và Bibenzopyran có khả năng ức chế ung thư gan (Hep-2; IC50 : 0,46 mg/ml) và ung thư màng tim (RD; IC50: 0,33 mg/ml).
3. Kết quả đào tạo: Đã và đang đào tạo: 02 NCS, 23 cao học, 20 kỹ sư và cử nhân.
4. Hợp tác quốc tế:
Trung tâm nghiên cứu năng lượng mặt trời và hydro (ZSW)- CHLB Đức; Phòng Điện hoá ứng dụng - Viện Hoá kỹ thuật – Pfinztal –CHLB Đức; Viện Điện hoá- Trường Đại học kỹ thuật Dresden-CHLB Đức.